Nhìn gần laptop màu vàng hồng đầu tiên tại Việt Nam

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4) 39431250 – Fax: (84-4) 39430693 – Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Người dùng Việt thiệt hại 8.700 tỷ đồng vì virus máy tính

Mức thiệt hại do virus máy tính gây ra được tính dựa trên thu nhập của người sử dụng và thời gian công việc của họ bị gián đoạn do các trục trặc gây ra bởi virus máy tính. Theo đó, bình quân mỗi người sử dụng máy tính tại Việt Nam đã bị thiệt hại 1.253.000 VNĐ. Với ít nhất 6,98 triệu máy tính (theo Sách Trắng về Công nghệ Thông tin – Truyền thông) thì mức thiệt hại do virus gây ra trong năm lên tới hơn 8.700 tỷ VNĐ.

Trong năm 2015 đã có 62.863 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. 61,7 triệu lượt máy tính đã bị lây nhiễm virus trong năm. Virus lây nhiều nhất là W32.Sality.PE, lây nhiễm trên 5,8 triệu lượt máy tính. Thống kê của Bkav cho thấy, USB vẫn là nguồn lây nhiễm virus nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Có đến 83% người tham gia chương trình đánh giá của Bkav cho biết, USB của họ đã bị nhiễm virus ít nhất một lần trong năm, giảm không đáng kể so với con số 85% của năm 2014. Hơn 9,1 triệu lượt máy tính đã được ghi nhận nhiễm các loại virus lây qua USB trong năm cho thấy bức tranh rõ nét về tình trạng sử dụng USB tại Việt Nam.

W32.UsbFakeDrive vẫn là dòng virus lây nhiễm qua USB nhiều nhất do có khả năng lây lan bùng phát chỉ với thao tác mở ổ đĩa USB của người dùng. Đại diện Bkav khuyến cáo “Đã đến lúc người dùng Việt Nam cần thay đổi thói quen sử dụng USB tùy tiện để bảo vệ chính mình cũng như cộng đồng mạng”.

Cũng theo báo cáo của Bkav, Mạng xã hội ở Việt Nam bị ô nhiễm nặng. 93% người sử dụng Facebook tại Việt Nam cho biết thường xuyên gặp phiền toái với tin nhắn rác, nội dung đồi trụy hay liên kết giả mạo có cài mã độc trên Facebook. Không chỉ quấy rối, “rác” trên mạng xã hội còn mang theo nguy cơ “móc túi” người dùng với các nội dung lừa đảo như trúng thưởng khủng, khuyến mãi hấp dẫn. Thống kê từ hệ thống giám sát của Bkav cho thấy, mỗi tháng lại có thêm hơn 1.000 trang giả mạo Facebook được lập ra nhằm đánh cắp tài khoản của người sử dụng. Sau đó tài khoản bị đánh cắp sẽ được sử dụng để tiếp tục phát tán mã độc hoặc để lừa đảo, phổ biến nhất là chat với bạn bè của nạn nhân lừa nạp thẻ điện thoại.

Người dùng Việt thiệt hại 8.700 tỷ đồng vì virus máy tính - ảnh 1

Nhận định về xu hướng 2016, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Giám đốc Phụ trách an ninh mạng của BKAV cho biết, năm 2015 ghi nhận hàng loạt cuộc tấn công trên diện rộng của mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomeware) và sự trở lại của phần mềm quảng cáo bất hợp pháp (adware) núp bóng dưới các phần mềm tiện ích. Đặc điểm chung của các dòng mã độc này là có thể mang lại “lợi nhuận” trực tiếp khổng lồ cho hacker. Chính vì vậy, mã độc mã hóa tống tiền và phần mềm quảng cáo bất hợp pháp sẽ là những xu hướng chính của mã độc trong năm 2016.

Bên cạnh đó, các cuộc tấn công bằng phần mềm gián điệp (spyware) để đánh cắp thông tin và các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) đã ngày càng mang màu sắc chính trị như vụ tấn công vào Sony Pictures, Bộ Quốc phòng Mỹ, Quốc hội Đức… “Với cách thức dễ dàng thực hiện và hiệu quả cao, chúng ta sẽ thường xuyên chứng kiến các cuộc tấn công mạng này đi kèm theo các xung đột, tranh chấp chính trị trong thời gian tới”, ông Ngô Tuấn Anh nói.

Laptop của LG giống MacBook 12 inch một cách kỳ lạ

Nếu chỉ nhìn qua, LG Gram dễ khiến người dùng lầm tưởng là phiên bản phóng to của MacBook 12 inch bởi cũng có vỏ làm từ nhôm với tông màu vàng Champagne. Cách làm vỏ nhôm, vát mỏng phần thân cùng khu vực bàn rê của LG không khác phong cách quen thuộc trên MacBook của Apple.

Sản phẩm cũng được trang bị cổng kết nối USB Type-C nhưng không như “Quả Táo”, LG vẫn trang bị nhiều cổng kết nối khác như USB 3.0, micro USD, khe đọc thẻ nhớ và cả cổng HDMI, thuận tiện hơn cho việc kết nối.

Laptop của LG giống MacBook 12 inch một cách kỳ lạ - ảnh 1
Laptop của LG giống MacBook 12 inch một cách kỳ lạ - ảnh 2

Chiếc MacBook chạy Windows của LG to hơn MacBook 12 inch bởi màn hình 15 inch, dùng tấm nền IPS LCD và có độ phân giải Full HD 1.080p. Nhưng xét về độ mỏng nhẹ, LG Glam là sản phẩm tốt nhất trong phân khúc khi mỏng chỉ hơn 15 mm và nặng chưa tới 1 kg. Gram 15 chạy Windows 10 với chip Intel thế hệ thứ 6 có hai tuỳ chọn Core i5 hoặc i7 và pin thời lượng dùng 7 giờ.

Ra mắt tại CES 2016 nhưng hãng Hàn Quốc chưa công bố giá và thời điểm có mặt trên thị trường của mẫu laptop siêu mỏng nhẹ trên.

Cách phát hiện phần mềm theo dõi trên điện thoại, laptop

Ảnh minh họa: ANY.Ảnh minh họa: ANY.

Như tên gọi đã thể hiện, spyware là những phần mềm được thiết kế với mục đích theo dõi thông tin người dùng. Nó sẽ âm thầm ghi lại các dữ liệu trong máy cũng như mọi hoạt động trên thiết bị của nạn nhân, trong đó có nội dung e-mail quan trọng, thông tin thẻ tín dụng, tên và mật khẩu đăng nhập tài khoản… rồi gửi về cho kẻ phát tán.

Không chỉ xuất hiện trên máy tính, phổ biến với các thiết bị dùng hệ điều hành Windows, spyware còn có những phiên bản được thiết kế chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng. Nguy hiểm hơn, một số nhà sản xuất còn cài sẵn các phần mềm theo dõi trên thiết bị trước khi xuất xưởng.

Microsoft đã chỉ ra những dấu hiệu cơ bản để người dùng kiểm tra xem máy tính có bị nhiễm spyware hay không.

Thứ nhất, cần để ý nếu máy tính xuất hiện các thanh công cụ lạ trên trình duyệt hay những đường link lạ trong Favorites (công cụ lưu địa chỉ trang web yêu thích) mà người dùng không hề chủ động đưa vào.

Thứ hai, các khóa thiết lập của trình duyệt như trang home page, chương trình tìm kiếm mặc định… bị thay đổi. Ngoài ra, người dùng có thể thấy những icon lạ trên màn hình desktop, nếu mở ra sẽ dẫn đến các trang web chứa nội dung mời gọi tải phần mềm miễn phí, tham gia chương trình quà tặng… Bên cạnh đó, khi gõ địa chỉ một trang web, máy tính của người dùng bỗng bị điều hướng sang một trang không liên quan.

Tần suất báo lỗi trên hệ thống cũng tăng cao dù người dùng không cài đặt thêm phần mềm mới trong khi máy tính bỗng nhiên hoạt động chậm hơn bình thường. Không phải mọi vấn đề về hiệu năng đều do phần mềm gián điệp gây ra, nhưng spyware làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hoạt động của máy. Để kiểm tra, người dùng có thể mở thẻ Processes trong cửa số Windows Task Manager xem có chương trình nào ngốn tài nguyên hệ thống một cách bất thường hay không. Nếu không có, nhiều khả năng máy tính của bạn đã bị nhiễm spyware.

Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu cơ bản nhất. Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Bkav, spyware là loại mã độc hoạt động âm thầm và ngày càng biến tướng một cách tinh vi, nên người dùng khó có thể phát hiện thông qua các biểu hiện thông thường. Thay vào đó, họ cần dùng phần mềm diệt virus để chặn các kết nối không mong muốn.

Cách phát hiện phần mềm theo dõi trên điện thoại, laptop - ảnh 1Ảnh minh họa: Examiner.

Với smartphone và tablet, phần mềm gián điệp được lập trình chạy ngầm trên hệ thống nên người dùng khó xác định được thiết bị của mình có dính spyware hay không. Một khi đã nhiễm, spyware có khả năng nghe lén các cuộc đàm thoại, sao chép danh bạ và thư viện ảnh, tải ứng dụng rác vào máy, đọc và gửi SMS, vô hiệu hóa phần mềm diệt virus, tra cứu lịch sử truy cập web…

Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia bảo mật của FPT, cho rằng người sử dụng vẫn có thể để ý đến một số biểu hiện khác lạ của điện thoại, máy tính bảng như biểu tượng GPS thi thoảng sáng lên dù họ không mở các ứng dụng kiểm tra vị trí như Google Maps, Facebook…

Thứ hai, dữ liệu 3G tăng cao so với các tháng trước đó. Điện thoại cũng chạy chậm hơn bình thường, pin nhanh hết và máy nóng cả khi không sử dụng (do phần mềm gián điệp có thể đang chạy ngầm và liên tục gửi thông tin đến máy chủ từ xa).

Nếu có những biểu hiện trên, người sử dụng nên cài thêm chương trình bảo mật của các nhà cung cấp uy tín để kiểm tra. Trong trường hợp đã biết điện thoại bị theo dõi, người sử dụng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu trên máy rồi vào phần Settings (Thiết lập) chọn Factory Reset (khôi phục cài đặt gốc) để gỡ bỏ triệt để phần mềm gián điệp.

Các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng cần tránh cài đặt phần mềm không chính thống, không rõ nguồn gốc, không kết nối smartphone tới máy tính lạ vì hiện đã xuất hiện một số mã độc hoạt động đa nền tảng (lây lan trên cả Windows và Android). Bên cạnh đó, mọi người cũng nên cân nhắc nếu thấy hệ điều hành cảnh báo rằng ứng dụng mà họ đang cài đặt có khả năng quét danh bạ, SMS, can thiệp sâu vào hệ thống…

Máy tính Lenovo có phần mềm ‘gián điệp’: Rất nguy hiểm

Máy tính Lenovo chứa phần mềm “gián điệp”. Ảnh: Hồng Vĩnh.Máy tính Lenovo chứa phần mềm “gián điệp”. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Khó gỡ phần mềm “gián điệp”

Đại diện truyền thông của Lenovo chiều 5/1 cho biết, lỗ hổng bảo mật LSE (được phát hiện bởi một nhà nghiên cứu bảo mật độc lập) có liên quan tới cách thức Lenovo sử dụng cơ chế Microsoft Windows trong tính năng Lenovo Service Engine (LSE) được cài đặt trên một số mẫu máy tính của hãng. Các máy tính xách tay Lenovo bị nhiễm mã độc gồm Flex 2 Pro 15 (Broadwell); Flex 2 Pro 15 (Haswell); Flex 3 1120; Flex 3 1470/1570; G40-80/G50-80/G50-80 Touch; S41-70/U41-70; S435/M40-35; V3000; Y40-80; Yoga 3 11; Yoga 3 14; Z41-70/Z51-70; Z70-80/G70-80. Máy tính để bàn Lenovo gồm A540/A740; B4030; B5030; B5035; B750; H3000; H3050; H5000; H5050; H5055; Horizon 2 2; Horizon 2e(Yoga Home 500); Horizon 2S; C260; C2005; C2030; C4005; C4030; C5030; X310(A78); X315(B85).

Theo Lenovo giải thích, phần mềm LSE chỉ giúp công ty này hiểu rõ các khách hàng của mình sử dụng sản phẩm ra sao. Cụ thể, LSE tự động gửi một vài dữ liệu hệ thống về máy chủ Lenovo giúp công ty nắm được tên sản phẩm, tên vùng, thông tin cấu hình máy- gồm dung lượng bộ nhớ, mã SKU, model CPU, độ phân giải màn hình, dung lượng ổ cứng, card màn hình, phiên bản hệ điều hành. Những thông tin này được thu thập và gửi về máy chủ ở lần đầu tiên máy kết nối với internet.

Lenovo cũng thừa nhận, lỗ hổng bảo mật có thể bị hacker khai thác thông qua LSE. Một nhà nghiên cứu bảo mật độc lập đã chỉ ra nguy cơ rủi ro nếu hacker thông qua phần mềm này để thực hiện tấn công trên dòng máy tính xách tay Lenovo, bao gồm tấn công tràn bộ đệm và cố gắng kết nối với máy chủ kiểm định của Lenovo.

Để khắc phục hậu quả, công ty này đã phát hành bản cập nhật phần mềm firmware BIOS mới cho một số mẫu máy tính để bàn để loại bỏ phần mềm này. Từ tháng 6/2015, công ty này đã cài bản nâng cấp firmware BIOS mới, loại bỏ hoàn toàn phần mềm LSE trên tất cả hệ thống máy tính để bàn và máy tính xách tay.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Ngô Tuấn Anh, Phó giám đốc phụ trách an ninh mạng của BKAV cho biết, phần mềm LSE bị phát hiện từ tháng 2/2015. Điều đáng ngại của phần mềm này là không dễ dàng bỏ đi được. Nếu gỡ đi, sau khi khởi động lại máy tính thì phần mềm tự động cài đặt trở lại. “Người dùng rất khó thoát được nó”, ông Tuấn Anh nói.

Cũng theo chuyên gia này, về mặt kỹ thuật phần mềm này là phần mềm mồi, nó có thể tải về bất kỳ phần mềm nào theo mong muốn của nhà sản xuất. Vì thế, cực kỳ nguy hiểm nếu phần mềm này được sử dụng theo mục đích xấu như cài đặt mã độc đánh cắp thông tin người dùng hoặc bị lợi dụng làm công cụ trong mạng máy tính ma botnet, tấn công máy tính khác mà người dùng không hề biết.

Sau khi công khai danh sách 34 dòng máy tính nhiễm phần mềm LSE, đại diện Lenovo cho biết sẽ đã soạn một tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Việt để hướng dẫn khách hàng cách loại bỏ phần mềm LSE. Khách hàng cũng có thể gọi đến đầu số 120-11550/ 84-8-44581041 để được tư vấn.

Lenovo có dấu hiệu xâm phạm đời tư

Mới đây, Hải Phòng và Quảng Ninh đã kiến nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân kiểm tra việc bảo mật của các dòng máy tính hãng Lenovo đang được sử dụng. Họ phát hiện, từ tháng 10/2014 đến 6/2015, một số dòng máy tính của Lenovo cài đặt sẵn phần mềm “Lenovo Service Engine” vào BIOS trên bo mạch chính của máy trước khi xuất xưởng. Sau một vài thao tác cài đặt máy tính, phần mềm này sẽ tự động kết nối ngay đến máy chủ của Lenovo để gửi lên một số thông tin cơ bản của máy tính, tự động tải các trình điều khiển và phần mềm khác do Lenovo chỉ định.

Luật sư Nguyễn Anh Sơn, Văn phòng Luật sư Việt Thái, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: “Chiếc máy tính lưu trữ rất nhiều thông tin, tài liệu của cá nhân, tổ chức. Việc làm của Lenovo có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xâm phạm đời tư cá nhân, tổ chức. Nếu Lenovo tiết lộ thông tin mật của cá nhân, tổ chức còn cấu thành thêm tội khác nữa. Tuy nhiên, còn phải xem xét mức độ, tình tiết vi phạm mới có thể định khung, định tội”.

Tuấn Nguyễn

Tình báo 5 nước tẩy chay máy tính Lenovo

Hai cơ quan tình báo đối nội, đối ngoại Anh, MI5 và MI6, đã cấm sử dụng các loại máy tính do công ty Lenovo của Trung Quốc sản xuất vì lo ngại chúng được thiết kế có lỗ hổng bảo mật để tin tặc xâm nhập, báo Anh Independent đưa tin tháng 7/2013. Phát hiện này dẫn đến lệnh cấm bằng văn bản được ban hành trong liên minh tình báo “5 con mắt”, gồm Anh, Mỹ, Úc, Canada và New Zealand.

Các nhà khoa học được cho là đã tìm ra cửa sau (backdoor) bí mật trong những con chip trong máy tính Lenovo. Loại này rất khó bị phát hiện và có thể được kích hoạt từ xa để điều khiển máy tính hoặc truy cập các nội dung trong thiết bị mà người dùng không hay biết. Vì thế, từ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đến MI5 đều đã từ chối dùng máy tính Lenovo cho các công việc mật, cho dù loại máy tính này vẫn được sử dụng cho các hoạt động công cộng không nhạy cảm. Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2006 thông báo không sử dụng lô hàng 16.000 máy tính Lenovo vì lo ngại an ninh.

Hãng phần mềm Mỹ Microsoft năm 2012 phát hiện nhiều loại máy tính xách tay và máy tính để bàn ở Trung Quốc bị cài sẵn phần mềm gián điệp trước khi được xuất xưởng, điều này ảnh hưởng vài triệu máy tính trên khắp thế giới. Trong một cuộc điều tra, các chuyên gia của Microsoft phát hiện phần mềm gián điệp mang tên “Nitol” được nhúng vào phiên bản hệ điều hành Windows giả của Microsoft. Phần mềm này nhanh chóng lan ra các máy tính khác qua ổ cứng di động để theo dõi người dùng và thực hiện những cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Một trong những chiếc máy tính xách tay mà Microsoft điều tra là sản phẩm của Hedy – một nhà sản xuất lớn có trụ sở tại Quảng Châu – thủ phủ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.

Trúc Quỳnh

Theo Independent, PC World, Daily Tech

Hé lộ 34 dòng máy tính của Lenovo có mã độc LSE

Làm sao để gỡ bỏ LSE: phía Lenovo cho biết, muốn gỡ bỏ phần mềm LSE, khách hàng có thể gọi vào số Tổng đài 120-11550/ 84-8-44581041.Làm sao để gỡ bỏ LSE: phía Lenovo cho biết, muốn gỡ bỏ phần mềm LSE, khách hàng có thể gọi vào số Tổng đài 120-11550/ 84-8-44581041.

Các máy tính xách tay Lenovo bị nhiễm mã độc gồm Flex 2 Pro 15 (Broadwell); Flex 2 Pro 15 (Haswell); Flex 3 1120; Flex 3 1470/1570; G40-80/G50-80/G50-80 Touch; S41-70/U41-70; S435/M40-35; V3000; Y40-80; Yoga 3 11; Yoga 3 14; Z41-70/Z51-70; Z70-80/G70-80.

Máy tính để bàn Lenovo gồm A540/A740; B4030; B5030; B5035; B750; H3000; H3050; H5000; H5050; H5055; Horizon 2 2; Horizon 2e(Yoga Home 500); Horizon 2S; C260; C2005; C2030; C4005; C4030; C5030; X310(A78); X315(B85).

Phía Lenovo giải thích, phần mềm LSE chỉ giúp công ty này hiểu rõ các khách hàng của mình sử dụng sản phẩm ra sao. Cụ thể, LSE tự động gửi một vài dữ liệu hệ thống cụ thể về máy chủ Lenovo để giúp công ty nắm được tên sản phẩm, tên vùng, thông tin cấu hình máy – gồm dung lượng bộ nhớ, mã SKU, model CPU, độ phân giải màn hình, dung lượng ổ cứng, card màn hình, phiên bản hệ điều hành. Những thông tin này được thu thập và gửi về máy chủ ở lần đầu tiên máy kết nối với internet.

Tuy nhiên, Lenovo cũng thừa nhận lỗ hổng bảo mật có thể bị hacker khai thác thông qua LSE. Một nhà nghiên cứu bảo mật độc lập đã chỉ ra nguy cơ rủi ro nếu hacker thông qua phần mềm này để lợi dụng để thực hiện tấn công trên dòng máy tính xách tay Lenovo, bao gồm tấn công tràn bộ đệm và cố gắng kết nối với máy chủ kiểm định của Lenovo.

Trước đó, ngày 4/1, Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an, Phó trưởng Ban chỉ đạo bí mật nhà nước thành phố Hải Phòng, cho biết, ông đã ký văn bản gửi các cơ quan trực thuộc thành phố để cảnh báo về việc máy tính Lenovo cài đặt phần mềm điều khiển

Cụ thể, từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015, một số dòng máy tính của hãng Lenovo đã được cài đặt phần mềm Lenovo Service Engine (LSE) vào BIOS trước khi xuất xưởng.

Phần mềm này hoạt động theo cơ chế, khi máy tính liên kết với Internet lần đầu, nó sẽ tạo ra các tập tin thay thế được phân quyền cao nhất, có thể tự động kết nối đến máy chủ của Lenovo để gửi thông tin cơ bản của máy tính tới, đồng thời tải các trình điều khiển và phần mềm khác do Lenovo chỉ định. Do phần mềm này được đặt trong BIOS nên kể cả khi cài đặt lại hệ điều hành Window, LSE có thể hoạt động trở lại ngay khi máy kết nối Internet.

Văn bản của Ban chỉ đạo bí mật nhà nước thành phố Hải Phòng yêu cầu các ngành, địa phương cần kịp thời phát hiện máy tính có cài đặt LSE ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm mã độc, dừng hoạt động ngay những máy tính Lenovo có chứa LSE. Ban chỉ đạo cũng khuyến nghị các cơ quan, đơn vị không lưu nội dung bí mật trên máy tính Lenovo.

Hải Phòng cảnh báo nguy cơ phần mềm máy tính Lenovo

Từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015, một số dòng máy tính của hãng Lenovo đã được cài đặt phần mềm Lenovo Service Engine (LSE) vào BIOS trước khi xuất xưởng.

Phần mềm này hoạt động theo cơ chế, khi máy tính liên kết với Internet lần đầu, nó sẽ tạo ra các tập tin thay thế được phân quyền cao nhất, có thể tự động kết nối đến máy chủ của Lenovo để gửi thông tin cơ bản của máy tính tới, đồng thời tải các trình điều khiển và phần mềm khác do Lenovo chỉ định. Do phần mềm này được đặt trong BIOS nên kể cả khi cài đặt lại hệ điều hành Window, LSE có thể hoạt động trở lại ngay khi máy kết nối Internet.

Văn bản của Ban chỉ đạo bí mật nhà nước thành phố Hải Phòng yêu cầu các ngành, địa phương cần kịp thời phát hiện máy tính có cài đặt LSE ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm mã độc, dừng hoạt động ngay những máy tính Lenovo có chứa LSE. Ban chỉ đạo cũng khuyến nghị các cơ quan, đơn vị không lưu nội dung bí mật trên máy tính Lenovo…

Theo đại diện Lenovo Việt Nam, việc LSE tự động gửi một số dữ liệu hệ thống về máy chủ là “để giúp Lenovo hiểu rõ khách hàng của mình sử dụng sản phẩm ra sao. Những dữ liệu này hoàn toàn không chứa thông tin cá nhân của người dùng, mà bao gồm tên sản phẩm, tên vùng, thông tin cấu hình máy – gồm dung lượng bộ nhớ, mã SKU, model CPU, độ phân giải màn hình, dung lượng ổ cứng, card màn hình, phiên bản hệ điều hành. Những thông tin này được thu thập và gửi về máy chủ chỉ ở lần đầu tiên máy kết nối với Internet”.

Trước thông tin hacker có thể khai thác lỗ hổng bảo mật thông qua LSE, Lenovo đã phát hành bản nâng cấp BIOS để loại bỏ LSE và phần mềm này hiện không còn được cài đặt trên bất cứ máy tính mới nào của Lenovo.